Điểm nhấn trong tour là thắng cảnh Nhà thờ cổ Mằng Lăng, nơi đang lưu giữ Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Việt Nam. Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892, hiện thuộc xã An Thạch, Tuy An, cách TP Tuy Hòa hơn 35km về phía bắc.
Sau khi Anrê Phú Yên được phong Á thánh, giáo xứ Mằng Lăng xây dựng một phòng thánh tích dưới một ngọn giả sơn nằm phía trước bên phải nhà thờ chính. Anrê Phú Yên sinh ra tại thôn Hội Phú, xã An Ninh, Tuy An, là con của một người phụ nữ mộ đạo tên thánh là Giaonna. Mẹ đỡ đầu của ông là quận chúa Ngọc Liên, vợ của quan Trấn thủ trấn biên Nguyễn Phúc Vinh. Cuốn sách “độc nhất vô nhị” trên đang được đặt trân trọng trong phòng thánh tích này. Lần theo những lối hầm mát rượi dưới ngọn giả sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật độc đáo gắn với Con đường phôi thai chữ quốc ngữ Việt Nam.
Cửa biển Tiên Châu (xã An Ninh Tây, Tuy An), quê hương của Anrê Phú Yên nằm sát Dinh Trấn biên là nơi linh mục Đắc Lộ ghi những dấu chân đầu tiên trên con đường truyền giáo đến Việt Nam với tài liệu huấn luyện giáo lý Phép giảng tám ngày (Cathechismus) được in song ngữ Latinh và chữ quốc ngữ sơ khai. Cuốn giáo lý “Phép giảng tám ngày” in tại Roma, Italia năm 1651 nay đã trải qua 363 năm vẫn còn nguyên vẹn, đó chính là Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Việt Nam, một cứ liệu quan trọng của thời kỳ đầu phôi thai chữ Việt.
Như một chút “đổi món” trong tour “Về xứ Nẫu”, du khách sẽ được đến điểm dừng chân gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan nức tiếng. Đá Đĩa không hổ danh là gành biển “độc sầu” thế giới, với những trụ đá ngũ giác xếp khít bên nhau, nghiêng đứng thẫm màu nhìn ra biển Đông. Bữa trưa với đặc sản đầm nước lợ Ô Loan, với các món sò huyết, tôm đất, hàu sữa, cua ghẹ, cá mú… vừa vớt tươi ròng từ “thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan”. Chắc chắn ai đó sẽ cảm khái “đúng là con gì vớt lên từ Ô Loan cũng thơm ngon vô địch”…
Tiếp đó, trên con đường “bên núi, bên biển” tuyệt đẹp, du khách ngược ra Bình Định tìm về Nước Mặn, nơi phôi thai của chữ quốc ngữ ngày xưa, ngang qua Gò Bồi, quê ngoại của ông vua thơ tình Việt Nam – thi sĩ Xuân Diệu.
Cảng thị Nước Mặn trong lịch sử giao thương sơ khai ở xứ Đàng Trong chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi mất vai trò vì bị bồi lấp. Phố thị ngày xưa bây giờ không còn dấu tích gì nữa. Thỉnh thoảng người ta chỉ bắt gặp đâu đó dưới lòng sông những chiếc mỏ neo và ván thuyền cũ mục.
Năm 2011, Giáo phận Quy Nhơn đã cho xây một cây đa bằng bê tông gồm 16 nhánh ở tại cơ sở truyền giáo cũ ngày xưa cha Francisco de Pina từng sinh sống và giảng đạo. 16 nhánh cây đa tượng trưng cho 16 cơ sở truyền giáo ở xứ Đàng Trong nay nằm trong nhà của ông Võ Cự Anh.
Dấu tích duy nhất còn sót lại sau hơn 3 thế kỷ đầy biến động là cái giếng cổ xưa. Đây là giếng nước ngọt duy nhất từ ngày xưa cho đến bây giờ ở vùng Nước Mặn. Từ giếng nước ngọt này, các thừa sai Dòng Tên đã phụng sự công việc truyền đạo cho người Việt Nam thông qua phương tiện chữ quốc ngữ do cha Francisco de Pina sáng chế và cha Đắc Lộ hoàn chỉnh.
Nhà in Làng Sông ra đời trước năm 1872 nằm trong tiểu chủng viện Làng Sông với mục đích in ấn giáo lý sau khi chữ quốc ngữ phôi thai. Imprimerie de Làng Sông ngoài sách in bằng tiếng La tinh, tiếng Pháp còn in sách bằng chữ quốc ngữ là một trong 3 nhà in ra đời sớm nhất ở Việt Nam.
Các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Pierre Lục, Lê Văn Đức… ngày nay được xem là những văn bản bằng chữ quốc ngữ đầu tiên vẫn còn lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội. Nhưng Imprimerie Làng Sông không còn nữa. Những biến động của lịch sử đã xóa hẳn dấu vết Imprimerie Làng Sông.
Bây giờ, giữa cánh đồng lúa Phước Sơn êm đềm nằm trong vựa lúa Tuy Phước, Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn nổi bật với hai hàng cây sao cổ thụ với kiến trúc gothic đẹp lạ lùng. Từ đó, men theo đầm Thị Nại trở về TP Quy Nhơn không còn xa.
Dung dị và lắng trong, nam Nẫu (Phú Yên) và bắc Nẫu (Bình Định) sẽ có dấu ấn luyến lưu trong lòng mỗi người đến. Càng thấm hơn sự gắn kết giữa hai vùng đất này: Ai về Bình Định thăm cha/ Phú Yên thăm mẹ…
Mãi đến ngày 5 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II mới phong Anrê Phú Yên (1625-1644) lên bậc chân phước, một trong những vị quan thầy của giới trẻ thế giới.
Cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên ở nhà thờ Mằng Lăng
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 nay thuộc xã An Thạch huyện Tuy An, cách tỉnh lỵ của Phú Yên hơn 35 km.
Sau khi Anrê Phú Yên được phong á thánh, giáo xứ Mằng Lăng xây dựng một phòng thánh tích dưới một ngọn giả sơn nằm trong nhà thờ Mằng Lăng.
Năm 1641, linh mục Alaxandre de Rhodes làm lễ rửa tội cho ông và 91 người khác, đặt tên thánh là Anrê.
Người ta không còn biết tên thật của ông sau khi ông được đưa ra Hội An để học trường các thầy giảng và tham gia vào tổ chức của linh mục Alexandre de Rhodes với vai trò giáo lý viên.
Societas Iesu mà người Việt công giáo thường gọi là Dòng Tên của linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) có công truyền giáo ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
Cuốn giáo lý Phép giảng tám ngày in tại Roma, Italia năm 1651 nay đã trải qua 363 năm vẫn còn nguyên vẹn và được trưng bày tại phòng thánh tích Anrê Phú Yên ở nhà thờ Mằng Lăng.
Đây là cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, một cứ liệu quan trọng của thời kỳ đầu phôi thai chữ Việt.
Thiên tài ngôn ngữ Francisco de Pina ở Nước Mặn
Những nhà nghiên cứu thường đề cập đến vai trò quan trọng của cha Đắc Lộ trong việc hình thành chữ quốc ngữ của Việt Nam nhưng thường chỉ lướt qua vai trò của thiên tài ngôn ngữ Francisco de Pina, người đã dạy tiếng Việt cho cha Đắc Lộ.
Năm 1615 các thừa sai Dòng Tên đặt chân đến Đà Nẵng và lập cơ sở truyền giáo đầu tiên ở Đàng Trong. Không lâu sau đó, cũng theo đường biển, cơ sở truyền giáo thứ hai được lập ra ở Nước Mặn theo lời mời của quan Trần Đức Hòa, Khám lý phủ Qui Nhơn.
Cristoforo Borri đến Đàng Trong sau Francisco de Pina một năm và đã thấy Pina rất giỏi tiếng Đàng Trong và nói năng rất tự nhiên với người bản xứ.
Năm 1620 các nhà truyền giáo đã soạn được sách giáo lý bằng tiếng nói Đàng Trong. Có lẽ Francisco de Pina đã phiên âm những sách đó ra chữ quốc ngữ và các thầy giảng khác phiên âm ra chữ Nôm.
Chân phước Anrê Phú Yên được nhắc đến trong tài liệu của các nhà truyền giáo như là người thông dịch cho cha Marques ở Dinh Chiêm Quảng Nam sau khi được cha Đắc Lộ làm lễ xưng tội tại quê nhà.
Pina cũng bắt đầu học ngữ pháp tiếng Việt bằng cách trình dẫn các văn bản tiếng Việt của các tác giả Việt Nam.
Năm 1624 khi cha Đắc Lộ đến Dinh Chiêm cũng như cha Borri thì đã thấy “cha Pina khỏi cần thông ngôn vì đã nói rất thạo”.
Được cha Pina hướng dẫn, cha Đắc Lộ bắt đầu học thứ “ngôn ngữ có cung điệu giống như thanh nhạc, cần phải biết xướng cho đúng thanh điệu, sau mới học các âm qua bảng chữ cái”.
Việc học tiếng Việt sau này được cha Đắc Lộ tả lại là “chuyên chú như xưa kia từng học thần học ở Roma”.
Kết quả của sự chuyên chú đó là không lâu sau cha Đắc Lộ đã hoàn thiện chữ quốc ngữ, xuất bản từ điển, sách dạy giáo lý bằng chữ quốc ngữ từ người sáng chế ra chữ quốc ngữ là thiên tài ngôn ngữ Francisco de Pina.
Dấu xưa xe ngựa
Rời nhà thờ cổ kính Mằng Lăng, chúng tôi ngược ra Bình Định tìm về Nước Mặn, nơi phôi thai của chữ quốc ngữ ngày xưa, ngang qua Gò Bồi, quê ngoại của ông vua thơ tình Việt Nam, thi sĩ Xuân Diệu.
Cảng thị Nước Mặn trong lịch sử giao thương sơ khai ở xứ Đàng Trong chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi mất vai trò vì bị bồi lấp.
Mười sáu nhánh cây đa tượng trưng cho 16 cơ sở truyền giáo ở xứ Đàng Trong nay nằm trong nhà của ông Võ Cự Anh.
Dấu tích duy nhất còn sót lại hơn sau 3 thế kỷ đầy biến động là cái giếng cổ xưa. Đây là giếng nước ngọt duy nhất từ ngày xưa cho đến bây giờ ở vùng Nước Mặn.
Nhà in Làng Sông ra đời trước năm 1872 nằm trong tiểu chủng viện Làng Sông với mục đích in ấn giáo lý sau khi chữ quốc ngữ phôi thai.
Imprimerie de Làng Sông ngoài sách in bằng tiếng La tinh, tiếng Pháp còn in sách bằng chữ quốc ngữ là một trong 3 nhà in ra đời sớm nhất ở Việt Nam.
Các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Pierre Lục, Lê Văn Đức… ngày nay được xem là những văn bản bằng chữ quốc ngữ đầu tiên vẫn còn lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Nhưng Imprimerie Làng Sông không còn nữa. Những biến động của lịch sử đã xóa hẳn dấu vết Imprimerie Làng Sông.
Bây giờ, giữa cánh đồng lúa Phước Sơn êm đềm nằm trong vựa lúa Tuy Phước Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn nổi bật với hai hàng cây sao cổ thụ với kiến trúc gothic đẹp lạ lùng.
Từ đó, men theo đầm Thị Nại trở về thành phố Qui Nhơn không còn xa. Chúng tôi ngồi bên con đường đẹp nhất thành phố này được đặt tên thi sĩ tình yêu Xuân Diệu và thầm mong một ngày nào đó Hội đồng Nhân dân thành phố này cởi mở đặt tên cho một con đường nào đó là Francisco de Pina – người đã khai sinh ra chữ quốc ngữ!