Giải mã Xá Lợi Phật
Vậy xá lợi phật là gì? Lý giải về điều bí ấn của xá lợi phật, Đại Đức Thích Chơn Phương, trụ trì chùa Viên Đình (Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội) ngôi chùa hiện lưu giữ nhiều xá lợi phật nhất Việt Nam cho biết, xá lợi theo phiên âm tiếng Phạn Sarira, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Xá lợi không phải là vật gì xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng đủ duyên lành được chiêm ngưỡng xá lợi Phật.
Cũng theo Đại Đức Thích Chơn Phương, trên thế giới hiện xá lợi toái thân có nhiều, nhưng xá lợi toàn thân thì rất hiếm. Ở Việt Nam, nhiều vị thiền sư sau khi thác đã để lại xá lợi, ngay như Phật Hoàng Trần Nhân Tông sau khi bỏ ngai vàng xuất gia, khi thác ngài cũng để lại toái thân xá lợi là những viên ngọc.
Hay như “Bồ tát” Thích Quảng Đức “thiêu thân phát nguyện trái tim bất diệt” và hiện nay trái tim của người vẫn còn được lưu giữ. Điều đó có thể thấy, xá lợi phật có thể là nhục thân, toái thân, là những viên ngọc, trái tim, tóc, răng…
Thông thường, xá lợi thường xuất hiện với hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quý nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn chắc như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy và thu được sau lễ trà tỳ (hỏa thiêu). Đây là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ.
Để giải thích cho sự tồn tại những viên xá lợi, đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, đó là do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate.
Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ, số người ăn chay trên thế giới nhiều vô kể nhưng không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lợi. Trong khi đó, số người theo đạo Phật cũng không phải ít, nhưng tín đồ bình thường đó khi hỏa thiêu cũng không thu được xá lợi.
Trong khi đó, một số nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Nhưng giả thuyết này cũng không thuyết phục vì sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh trên không phát hiện xá lợi.
Mặt khác những cao tăng có xá lợi thường sinh thời rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao. Thế nên, hiện giờ nhiều người nghiêng về quan điểm cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành khổ luyện, tu dưỡng đạo đức. Vì thế, xá lợi chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
Xá Lợi Phật và Chư Bồ Tát là bảo vật thiêng liêng vô giá được tích tụ từ công đức thù thắng cuả Thiền định , đạt đến sự vi diệu cuả Đaị định tam muôị – Đức Phật và chư Bồ tát vì bản nguyện độ sanh , đã phát Đại thừa tâm vô cùng dõng mãnh , tận trừ moị cấu hoặc phiền não đạt đến thanh tịnh tuyệt đỉnh . Xá Lợi là tinh hoa , được đúc kết bằng công hạnh Thiền định và lòng từ bi cứu khổ độ sanh của Phật và chư Bồ Tát từ ứng thân thị hiện , nhập thế độ sinh còn lưu laị ở đơì . Xá Lợi tiếng Phạn là Sarira, là tro tàn thân cốt của đức Phật và chư Bồ Tát sau khi nhập diệt . Đức Phật Thích Ca vào Niết bàn tại rừng Ta la song thọ, thành Câu Thi Na . Các đệ tử của Ngài theo tục hoả táng của Ấn Độ đã trà tỳ sanh thân của Phật. Tro tàn thân cốt đã được tụ laị thành những viên đẹp đẽ, chiếu sáng như Ngọc, gọi là Xá Lợi hay Xá Lỵ, chúng ta thường gọi là Ngọc Xá Lợi.
Theo các kinh điển còn để laị , Xá Lợi Phật sau lễ trà tỳ, được đựng trong Tám hộc , Bốn đấu. Giáo hội tăng già lúc bấy giờ đem phân phát cho các nhà Vua và các chùa trong cõi Ấn Độ để tôn thờ và lễ bái. Vào thế kỷ thứ Ba trước Tây lịch , ngài Đại Đế A Dục Vương , một triều đại hưng thịnh bậc nhất của vương quốc Ấn Độ lúc bấy giờ , đã xây dựng vô số cảnh tháp trong toàn cõi Thiên trúc mà tôn thờ những di tích, Xá Lợi của Phật và các Đại đệ tử, Nhờ vaò sự tôn thờ gìn giữ trong các Bảo tháp kiên cố ấy, tiếp nối qua nhiều đời như thế mà Xá Lợi của các Ngài còn mãi lưu truyền qua nhiều quốc độ đến ngày nay.
Nói đến Xá Lợi, chúng ta cần hiểu rằng , Xá Lợi có hai thứ và cũng có hai loại . Hai thứ Xá lợị là: Toàn thân Xá Lợi và Toái thân Xá Lợi. Toàn thân Xá Lợi là báu vật còn nguyên vẹn, ứng thân thị hiện độ sanh của Phật sau khi chư Phật Nhập Niết Bàn Như trường hợp Xá Lợi của Đức Phật Đa Bảo , Ngài vẫn ngồi kiết già trong bảo tháp sau khi tịch diệt . Trong các đời sau hễ có đức Phật nào thuyết pháp, giảng kinh Pháp Hoa thì toàn thân Xá Lợi ấy hiện lại mà nghe kinh.
Toái thân Xá Lợi là Xá Lợi Nát ra. Như trường hợp Xá Lợi của Đức Bổn Sư sau khi trà tỳ, hiện được tôn thờ trong các bảo tháp khắp trên các nước Phật giáo . Hai loại Xá Lợi ấy là gì ? Đó là Sanh thân Xá Lợi và Pháp thân Xá Lợi. Sanh Thân Xá Lợi tức là toàn thân hay Toái thân Xá Lợi kết tụ từ công năng Thiền định , từ ứng thân thị hiện độ sanh của các Đức Phật nhập Niết Bàn để lại Xá Lợi. Chư Thiên và loài người ,ai thờ kính kễ bái, chiêm ngưỡng cúng dường Xá Lợi thì được phước báu rất lớn đó là Sanh thân Xá Lợi. Còn Pháp Thân Xá Lợi là gì ? tức là các kinh điển Đại Thừa , Tiểu Thừa mà Đức Phật đã thuyết Pháp trong thời gian giáo hóa độ sanh , nay còn để lại cho chúng sanh nương vào đó mà tu học , thọ trì ,gìn giữ . Đó là Ba tạng kinh điển mà ngày nay Phật tử tu học , tôn thờ trì tụng đều được phước đức rất lớn lợi lạc cho mình và cho mọi người -phước đức lợi lạc trong việc tôn thờ , chiêm bái , cúng dường Xá Lợi.Xét về tha lực thì chư Phật và Chư Bồ Tát do công năng thiền định như đã trình bày ở trên mà năng lực thì vi diệu cảm hóa đến mọi người ,mọi loài – Xét về tự lực , thì thông qua việc chiêm bái đãnh lễ cúng dường thì đấy là phương tiện để chúng ta quán chiếu laị Sở năng và Sở độ của mình trên bước đường tu tập, dựa trên căn bản của đạo đức và lòng trung hiếu của mỗi người , mà thị nhân sự cảm ứng bằng các màu sắc khác nhau.
Do đâu mà có những màu sắc khác nhau như thế ? Chúng ta nên hiểu đây chính là hiện tượng Vật lý có trong tự nhiên . Trong quá trình 2500 năm , Xá Lơị được tôn thờ trên các Bảo Tháp và thường xuyên hấp thụ quang phổ của mặt trời . Quang phổ mặt trời căn bản đã có đủ bảy màu như bảy sắc cầu vồng : Đỏ, Cam ,Vàng, Lục , Lam , Chàm , Tím kết hợp bảy sắc đó là sắc trắng tinh anh hay còn gọi là ánh sáng trắng mặt trời . Vì vậy ,tự nơi Xá lơị đã tích tụ bằng hai yếu tố là : Năng lực Thiền Định và Năng lượng mặt Trờì, tiềm ẩn như lực từ trường của vũ trụ có trong thiên nhiên . Để cảm ứng được những màu sắc ấy khi chiêm bái cần có một yếu tố thứ ba nữa là Năng lực của mỗi chúng ta. Năng lực ấy có được hay không còn tùy theo mức độ tu học , lòng hiếu hạnh vị tha cũng như Đức kham nhẫn của mỗi người mà mầu sắc thấy được có sai khác không giống nhau . Có người thấy màu Vàng mà không thấy màu Xanh, không thấy màu Tím vv… Sai khác ấy là do cơ tánh đã huân tập của mỗi người trong cả một quá trình , kiên tâm , định tính . Giải thích vấn đề này, xin dẫn một vài ví dụ như sau : Trong Tăng chi bộ kinh , Đức Phật có ví: “ Này chư tỳ kheo, trên thế gian này có bốn loại chuột ; Một là làm hang mà nó không ở , Hai là : Ở mà không làm hang , Ba là không làm hang mà cũng không ở, Bốn là: Vừa ở vừa làm hang”. Nghe xong Ngài A Nan liền cầu xin đức Thế tôn giảng giải .
Phật dạy : Này chư Tỳ kheo: Cha mẹ ta đó , khi thành gia thất đã cố gắng xây dựng sự nghiệp, mong sao cho gia đình mình có được những tiện nghi tối thiểu. Như chúng ta đây , nhiều người tuổi đã cao , sức đã yếu , nhưng việc kiến tạo gia đình vẫn chưa được như ý, vẫn miệt mài lo toan, phấn đấu. Ngày tháng thoi đưa, thân như chiếc lá vàng khô, đến lúc nhắm mắt xuôi tay thì nằm lại nơi chốn đồng hoang lạnh lẽo. Như vậy có phải đây là lọai chuột làm hang mà chẳng ở hang không ?
Cha mẹ sinh con ra, cưng như trứng , hứng như hoa, lo cho con ăn học, mong sao cho con thành danh , thành nghiệp , nên phận ,nên danh ở cuộc đời, đến lúc công thành danh tọai, thì cha mẹ không còn nữa , đưa lại tài sẳn cho người con hưởng thụ . Người con thừa hưởng tài sẳn ấy có phải là lọai chuột ở mà không làm hang hay không ?
Người con, khúc ruột mà cha mẹ cắt da xẻ thịt để sinh ra , nuôi cho khôn lớn , không đở đần gì cho cha mẹ , lại hoang đàng , ngỗ nghịch, không ăn lời nghe tiếng, biền biệt , rong ruổi ,chơi bời , trác táng . Hể cha mẹ động đến thì cãi lại , đi hoang , vậy có phải đấy chính là lọai chuột không làm hang mà cũng không ở hay không ?
Lọai vừa làm hang , mà cũng vừa ở , chính là những người biết đỡ đần phụ giúp cha mẹ , san sẻ những nhọc nhằn , lo âu với cha mẹ . Đến lúc cha mẹ về già thì lo phụng dưởng , đến lúc cha mẹ quá vãng thì lo mả đẹp mồ yên , chăm phần hương khói , lại luôn giữ gìn những gì cha mẹ để lại mà không ngừng tô bồi phát triển .
Vì thế cho nên : “Những ai đã đổ mồ hôi , sức lực của chính mình , làm việc thay thế cho cha mẹ , gánh vác thay cho cha mẹ những việc nhọc nhằn vất vả ở đời lại còn lo phụng dưỡng , báo đáp ân sâu thì khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi thì sẽ thấy được màu Vàng hiện lên rực rỡ. Cho nên , Trong Tăng Chi Bộ Kinh có đọan : “Một vai cõng cha , một vai cõng mẹ trăm năm như vậy cũng không trả chữ Hiếu được đâu , lấy tất cả các Quốc độ trên năm châu này cho cha mẹ làm vua cũng không trả chữ Hiếu được đâu” . Bởi vậy Đức Phật dạy rằng : “Các con không hiểu nổi đâu – Các con không hiểu nổi tình thương của cha mẹ đối với con đâu. Một khi đã hiểu được rối thì hởi ơi ! Cha mẹ đã gần đất xa trời , cận địa viễn thiên , nan chi âm tức”. Nghĩ đến như vậy , thì trong chúng ta đây ai lại chẳng chạnh lòng , chạnh lòng bởi vì thời gian trôi đi chúng ta đã lãng phí rất nhiều sự đền đáp ân sâu ấy với cha mẹ . Như khi lớn khôn, trai có vợ thì chăm lo cuộc sống gia đình riêng của mình , gái có chồng thì biền biệt chân mây, thỏang nhớ về cha mẹ thì lòng đau mà ứa lệ, chứ làm sao mà phụng dưỡng, chăm lo .Một điều nghịch lý nữa là , cha mẹ chấp nhận gian khỗ để nuôi dạy một đàn con khôn lớn , nuôi cho đến cạn kiệt sức mình và lo đến độ chẳng còn muốn biết đến mình . Ấy mà làm con, lắm khi lại chẳng nuôi nổi cha mẹ mình là vậy . Nhưng cũng dể hiểu ,vì rằng nước ở trên cao đổ xuống như một định luật tự nhiên . Nước ở dưới đất đổ lên thật là hiếm hoi khó kiếm . “ Cha mẹ nuôi connhư biển hồ lai láng . Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Nhưvậy thử hỏi những người con như thế có xứng đáng gì với cái hạnh phúc gia đình mình hay không – Và như vậy,thì làm sao mà mong thấy màu Vàng khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi.
Câu chuyện về Hàn Bá Dung thuở xưa cũng cần nên nhắc lại để chúng ta thấy được cái lòng chí hiếu chí thành của chàng .Vì qúa nghèo nên người ta viết vào trán chử “Hàn” , nên gọi là Hàn Bá Dung . Tuy vậy chàng ta có được cái đức . Ai thuê mướn làm xa thì không chịu , chỉ mong làm gần để nếu nghỉ ngơi được dăm ba phút thì chạy về pha trà , dâng nước cho cha mẹ . Được chút ít tiền công thì liền dùng để mua sắm cho cha mẹ với tấm lòng thơm thảo , rồi quỳ gối chắp tay mà xin cha mẹ tha thứ cho những gì mà mình chưa làm được cho cha mẹ …. Trong mỗi chúng ta , có ai đã từng dùng những đồng tiền mồ hôi công sức của mình để nuôi dưởng cha mẹ như Hàn Bá dung hay không ? Bỏ ra năm mười ngàn để mua đồng qùa tấm bánh dâng cho cha mẹ có dễ hơn bỏ ra năm ba chục một trăm thậm chí cả tháng lương để vung vít với bạn bè với thiên hạ hay không ? Quả là rất khó !
Do vậy nếu chiêm bái Ngọc Xá Lợi mà không thấy màu vàng thì hãy mau mau về quỳ dưới chân cha mẹ mà sám hối rồi thực hiện cho đầy đủ bổn phận của mình với cha mẹ . Được như thế, ta sẽ thấy được màu Vàng óng ánh rực rỡ trở lại . Cho nên , Ngọc Xá Lợi là một Phật bảo vi diệu phản hồi tâm tư , hiện rõ hiếu tánh mổi khi ta chiêm ngưỡng .
Dẫn dụ thứ hai là một câu chuyện về tiền thân của Đức Phật . Khi Ngài còn là một vị Bồ Tát ,mẹ Ngài sinh ra chỉ có mình Ngài mà thôi .Mẹ Ngài bị mắc bệnh Hòang đản(tức bệnh vàng da). Bịnh này do gan không tiết ra được mật . Lúc đó, Ngài tìm gặp lương y cầu xin chữa trị , vị lương y ấy bảo , phải có lá gan của người con mới chữa trị được . Tưởng đâu có năm ba người con , nhưng hóa ra chỉ có mình Ngài .Như vậy ,Ngài vẫn một mực qùy xuống và cầu xin vị lương y ấy cứu chữa cho mẹ , rồi trở về cậy nhờ người bạn lo việc sắc thuốc để dâng cho mẹ . Sắp đặt xong Ngài liền cầm dao rạch bụng , móc lấy lá gan của mình để làm thuốc cho mẹ uống .
Qua câu chuyện trên, đã cho ta thấy sự hy sinh đến cả thân mạng mình để đem lại bình an cho cha mẹ. Những hy sinh như vậy cho dù là đã xảy ra trong quá khứ hay hiện tại này cũng đều được phản ảnh bằng một màu đỏ rực rỡ khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi.
Trong mõi chúng ta ,sự hy sinh về vật chất cho cha mẹ,nhiều khi vẫn còn hiếm hoi,chứ chưa nói đến chuyện hy sinh đến cả thân mạng mìnhcho cha mẹ được yên vui.Câu chuyện trên chỉ là một biểu tượng của sự hy sinh.Trong đời sống thường ngày chúng ta vẫn nghe và vẫn thấy có lắm sự hy sinh thân mạng mình để đem bình an đến cho người khác,như những trường hợp hy sinh để gìn giữ trật tự xã hội, để cứu giúp đồng bào bị lũ lụt, để dập lửa cứu cháy vv…Có những trường hợp không trực tiếp hy sinh bằng thân mạng,nhưng đã dùng đồng tiền,dùng tài vật do chính mồ hôi và nước mắt mình làm ra để đóng góp vào những việc như vậy.Những trường hợp ấy cũng được xem là những hành động cao cả,xứng đáng để cảm ứng được màu Đỏ của Ngọc Xá Lợi khi chiêm bái.Do vậy cho nên,mỗi một màu sắc của Ngọc,thể hiện và phản ánh tấm lòng của mỗi người.Chúng ta, nếu chưa từng bao giờ có sự hy sinh như vậy,luôn sống dựa vào cộng đồng xã hội, lười biếng,không ham làm,ham cống hiến mà chỉ muốn hưởng thụ,lại còn muốn ăn trên ngồi trước, đè đầu cởi cổ người khác,bất hiếu cới cha mẹ,thậm chí còn giết cả cha mẹ mình,giết hại muôn loài chúng sinh thì làm sao mà mong thấy được màu Đỏ của Ngọc khi chiêm bái.
Dẫn dụ thứ ba:Cũng trong Tăng Chi Bộ Kinh, đức Phật có dạy:Này chư Tỳ kheo.Trên thế gian này,ai làm được của tiền phải chia làm năm phần:
1.Trả nợ cũ 2.Cho vay nợ mới 3. Đổ xuống hố sâu 4.Trải trên mặt đất 5.Chôn của để dành.
Cha mẹ nuôi con,gian lao, khổ nhọc,cho nên món nợ đối với cha mẹ là vô cùng tận,công cha như núi Thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Việc báo đáp lại cái ơn sâu như thế được xem như là trả đi cái nợ cũ ấy. Đối với cha mẹ mình,thì ngoài trách nhiệm làm con,còn có thêm một trách nhiệm nữa là làm bố,làm mẹ,việc chăm sóc, nuôi dưỡng,dạy dỗ con cái mình như cha mẹ đã từng làm cho mình, ấy chính là cho vay nợ mới.
Để tồn tại trong cuộc sống này,cần phải ăn uống.Ngày đi, tháng lại. Ăn hoài, ăn mãi, ba bữa chính cộng thêm vài bữa phụ,cái ăn như ông bà ta đã nói “Đến núi cũng phải lở”, từ lớn đến bé,trong gia đình mỗi một cái miệng là một cái hố sâu,lo cái ăn không nhiều khi muốn chết dở, đổ mãi mà chẳng đầy,như vậy có phải là đổ xuống hố sâu hay không?
Đã thế cuộc sống không chỉ phải lo cái ăn không mà đủ.Bên cạnh đó, nào là quan hệ cộng đồng ,xã hội, bạn bè, bằng hữu, hòn bấc ném đi hòn chì ném lại,cưới xin,hiếu hỷ, đau ốm,viếng thăm…Miệng thì ngỏ lời thăm nhưng tay thì chìa cái gói.Như vậy cái của cải bỏ ra chính là đem trải đều trên mặt đất.
Tùy theo khả năng, bất cứ một ai cũng đều tính đến chuyện dự phòng,do vậy người ta hay nói” ăn bữa nay còn phải tính bữa mai” hoặc là: ”Tích cốc phòng cơ,tích y phòng hàn”. Đây chỉ mới nói về cái ăn cái mặc.Người ta còn nghĩ đến chuyện mua sắm tư trang,cất giữ để dành.Việc để dành như vậy cũng tốt,nhưng vật chất ở thế gian này rồi sẽ hư hoại cả,chưa đúng với tinh thần để dành của Nhà Phật. Đức Phật dạy:
“Vui thay phụng dưỡng mẹ cha Sa môn phụng dưỡng lại là vui hơn Vui thay phụng dưỡng thánh nhân Thế gian tắm gội nguồn ân hạnh lành”.
Như vậy,việc làm phước,cúng dường một cách chân chính đến với cha mẹ,Sa Môn,Thánh nhân cũng như giúp đỡ muôn loài chúng sinh theo khả năng có được của mình ấy chính là chôn của để dành và của ấy sẽ được hưởng lại mãi tới các đời sau.Do vậy,những ai chu toàn được tình cảm,trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình(cái gia đình lớn của mình) đối với cộng đồng xã hội. Tùy theo vị trí của mỗi người, người ấy có thể là cha, là mẹ, là con, là quyến thuộc, là bằng hữu vv…Luôn giúp đỡ lẫn nhau, sống hòa thuận cùng nhau, tình cảm, trách nhiệm, thực hiện và bảo vệ hạnh phúc gia đình,hạnh phúc cộng đồng,hoặc những tập thể sống chung với nhau như gia đình trên tinh thần Lục Hòa mà Đức Phật đã dạy thì chúng ta sẽ thấy được màu xanh Ngọc (hay xanh lợt) khi chiêm bái. Ai chưa thấy được, ấy chính là trong cuộc sống của mình còn nhiều chỗ bừa bãi,chưa thực hiện đầy đủ những bổn phận và trách nhiệm của chính mình.
Cũng bằng năm bổn phận như đã vừa nêu trên,bây giờ chúng ta lại căn cứ vào vị trí làm người của mình mà thọ lãnh một trách nhiệm khác nhau trong gia đình.Vai trò ấy là người con, đặt giả dụ đó là người con trai khi đã lập gia đình,ngoài trách nhiệm làm chồng bằng năm bổn phận còn có thêm một trách nhiệm làm cha cũng có năm bổn phận.Nếu như năm phận đầu ta làm chưa xong thì năm phận sau ta làm sao cho tròn. Những ai làm tròn được tất cả các bổn phận ấy đối với cha mẹ,vợ con,thực sự là rường cột của gia đình thì gia đình ấy thực sự hạnh phúc như Đức Phật nói: “Ở đây có một người Tiên Nam, sống chung với một người Tiên Nữ và một đàn Tiên con”.Ngược lại những ai phủ nhận hoặc rũ bỏ những trách nhiệm ấy,suốt ngày đam mê vào rượu chè, tửu sắc, cờ bạc, rong chơi, bất hiếu với cha mẹ, bất thuận với anh em ,mắng con chửi vợ thì như Đức Phật nói rằng: “Ở đây có một nàng Tiên nữ, sống với một đàn Tiên con, bên cạnh thằng quỷ sứ” Có lẽ,trong chúng ta đây,không một ai mong muốn điều đó xảy ra. Vì rằng trách nhiệm đối với gia điình là trách nhiệm sát sườn nhất,không bằng lòng nhau mà vẫn cứ phải đối mặt với nhau từng ngày thì có nỗi khổ nào sánh bằng? Oán Tăng hội khổ chính là đây!Và như vậy, thì làm sao mà mong thấy được màu Xanh đậm khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi.
Dẫn dụ thứ năm:Một câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi còn là Đạo sĩ.Ngài tu thiền ở một khu rừng nọ.Một hôm có Đức vua, đoàn tùy tùng,cùng vô số các cung tần mỹ nữ đi qua. Thấy Ngài,các cung tần mỹ nữ liền lại hỏi đạo. Ngài đã giảng giải về Đức kham nhẫn ở đời. Vì muốn làm được việc gì cũng có cần phải có sự kham nhẫn mới mong thành tựu được. Nếu không có sự kham nhẫn ấy thì hay bị bỏ dở giữa chừng. Khi ấy, Đức Vua đi tới ,nghe thấy Ngài giảng về Đức kham nhẫn như vậy liền nỗi giận,rút kiếm chỉ vào và hỏi:
“Này đạo sĩ,ngươi dạy những người này cái gì?Tâu bệ hạ,bần đạo dạy về Đức kham nhẫn-Nghe xong Đức vua liền sai quan quân đè xuống đánh đủ một ngàn roi, thịt rơi máu đổ,vậy mà Đạo sĩ vẫn nói rằng: “Tâu bệ hạ, bệ hạ đừng tưởng Đức kham nhẫn ở ngoài lằn da thớ thịt của bần đạo,mà nó ở trong tủy, trong xương của bần đạo. Đức vua càng sân hận tột cùng, sai quân hộ giá chặt hai và chân hai tay của Đạo sĩ, Đạo sĩ lại tâu: Không phải kham nhẫn nó ở tay ở chân bần đạo, Đức vua lúc ấy càng giận dữ,sai người xẻo tai,cắt mũi,máu đổ đầm đìa. Đạo sĩ lại tâu:Không phải nó ở tai, ở mũi,mà nó ở tận từ nơi trái tim của bần đạo-Đức vua điên tiết liền leo lên người nhảy dậm đến nỗi máu me phun trào cả ra. Chịu đựng nỗi dày vò đau đớn như vậy, cho đến lúc có một vị đại quan đến băng bó vết thương thì vị này nói rằng: Xin Ngài đừng vì Đức vua mà oán hận chúng tôi. Đạo sĩ trả lời:Không đâu, bần đạo chỉ mong sao cho Đức vua được an vui và hạnh phúc”.
Như vậy chỉ bằng tinh thần bao dung,từ bi tột độ và hỷ xả vô cùng của đấng làm cha,mới được như vậy.Qua câu chuyện trên,Nếu ai có được Đức Kham nhẫn đối với gia đình, đối với ông bà, cha mẹ,anh em bằng hữu vv…Siêng năng làm việc,phụng sự cho đời,cho đạo thì sẽ thấy được Màu Tím hoa cà khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi (trong kinh dịch là màu chân chim khổng tước) và thấy một cách óng ánh rực rỡ.
Dẫn dụ thứ sáu:Có một xứ biên địa,mười lăm năm không khi nào có một giọt mưa,ngược lại xứ bên kia,nơi có vị bồ Tát trị vì,thì mưa hai ngày, nắng ba ngày,cứ đều đều như thế,cho nên người dân biết rõ khi nào nắng,khi nào mưa,vạn vật tươi tốt, cây trái xum xuê- Người dân xứ khô hạn đi qua bên này xin giới Đức. Đây tượng trưng cho giới trong sạch. Đức vua xứ này nói: “Này các Bà la môn,Ta truyền giới cho các ngươi,nhưng lát nữa đây các ngươi hãy lên Mẫu hậu ta mà xin giới đức”.Bọn người kia liền hỏi tại sao Đức vua giới đức lại không trong sạch-Đức vua nói:Ta mới làm lễ Quán đỉnh và vừa bắn bốn mũi tên đi bốn phương trời-Ta ra lệnh đi tìm nhưng chỉ thấy có ba,còn mũi tên ra biển không tìm lại được-Ta nghĩ, nó đã rơi phải loài cá nào và hẳn là đã bị chết. Chỉ vì mũi tên ấy mà Đức vua cảm thấy mình giới đức không được trong sạch, cho nên chỉ truyền thôi mà không dám trao giới.
Khi bọn người kia gặp mẫu hậu thì bà trả lời:Ta cũng không được trong sạch,là vì ta có hai người con dâu-Mới rồi, dâu Phó vương dâng cho ta một chai nước thơm và một vòng hoa đáng giá ngàn đồng vàng. Ta nghĩ:Dâu Phó vương nó nghèo mà còn dâng cho ta như vậy.Ta hổ thẹn, tại sao ta giữ giới mà còn có ý nghĩ phân biệt giàu nghèo? Các ngươi hãy đến gặp nàng Phó vương mà xin giới đức.
Bọn người kia gặp nàng Phó vương.Bà ta trả lời:Ta giữ giới cũng không được trong sạch…Vì hôm qua, tất cả đoàn xe giá đã vào thăm hoàng huynh ta…’’
Qua câu chuyện trên chúng ta nghĩ sao về các nhân vật trong quá trình gìn giữ giới đức. Do vậy, chỉ có sự trong sáng,ngay thẳng,thành thật ,tu theo Bát chánh đạo và gìn giữ những giới luật thọ nhận cũng như nghiêm chĩnh chấp hành luật pháp của Quốc gia,không chớt nhả buông lung,không ơ hờ chiếu lệ,thì khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi chúng ta sẽ thấy được màu trắng tinh anh,rực rỡ tỏa ra những tia sáng như kim cương vậy. Xá Lợi của Tôn Giả Mục Kiền Liên
Qua những dẫn dụ tóm tắt như trên để chúng ta thấy rằng ;Tu theo đạo Phật, trước nhất phải làm tròn cái bổn phận tại gia cho xong rồi mới từng bứơc tiến sâu vào những phần hành khác để mà tu tập. Không nên đi cao quá mà bỏ mất phần chân giống như xây nhà trên cát. Cũng đừng nên nghĩ rằng,Tiệm tu làm gì cho dài dòng, khổ cực; mà hãy đốn tu cho lẹ bước thang mây. Không dễ như vậy đâu.Thành đạt được hay không trên lộ trình tu tập,chúng ta còn phải cậy nhờ nhiều vào Đức Kham nhẫn của mỗi người.
Thờ phượng và chiêm bái Ngọc Xá Lợi chúng ta có được phước đức như thế nào? Trong Kinh Xá Lợi Đức Phật dạy:
“ Ngàn năm muôn kiếp một giờ Trước đền Xá Lợi phỉ mơ ước nguyền Trầm hương lễ bái hiện tiền Cúng dường Xá Lợi gieo duyên Niết Bàn”
Bằng tất cả tấm lòng thành kính của mình với Ngũ phần hương dâng hiến cúng dường,cầu nguyện thì tất cả mọi sở cầu sẽ như ý-Ngài còn dạy: “Làng mạc đây,núi rừng kia, thung lũng nọ,lối về non cao. Ngọc Xá Lợi trú nơi nào,dân cư chốn ấy xiết bao an lành.”
Do vậy Ngọc Xá Lợi an trú nơi nào, cho dù chỉ một ngày,một giờ, một khoảnh khắc thì lợi lạc không sao kể xiết được.Cũng cần nhắc lại, Ngọc Xá Lợi là Phật bảo duy nhất,không thể có lại được và hiện đang tồn tại nơi thế gian này.Trong Kinh Di Giáo Ngài dặn: Xá Lợi của ta sẽ chia làm ba phần:Một phần cho Thiên cung,một phần cho Long vương và một phần cho Tám vị Quốc vương ở xứ Ấn Độ-Vì thế cho nên,Thiỉnh được Ngọc để tôn thờ lễ bái đã khó, nhưng gìn giữ Ngọc lại càng khó hơn,vì chư Thiên có thể lấy đi bất cứ lúc nào.Có những nơi vì quá thiết tha,mong cầu được thờ phụng Ngọc Xá Lợi, nơi ấy kiến tạo bảo tháp đồng thời đồng tâm cung kính cúng dường lễ bái,mặc dù chưa có được Ngọc để tôn thờ. Vì quá thiết tha như vậy, nên một thời gian sau,chư Thiên đã ban cho và Ngọc tự có được. Có nơi, Ngọc đã có để tôn thờ,nhưng nơi ấy chúng sinh bất thuận lẫn nhau,Tăng chúng buông lung giới đức,tu tập lơ là,lễ bái chiếu lệ,vv…thì chư Thiên sẽ tự lấy đi và Ngọc biến mất. Xá Lợi của Các Vị A La hán
Chúng ta sinh ra không cùng thời với Đức Phật,nhưng chúng ta lại được lễ lạy Pháp thân thường trú của Đức Phật thông qua việc chiêm bái Xá Lợi -Sự kiện đó có thể khẳng định việc giao duyên vào cõi Niết Bàn đồng với chư Phật là một hướng đi đã mở ngay trước mắt-Mỗi một người con Phật,còn đợi chờ gì nữa mà không dùng nước Thủy Giác của chư Phật để tắm gội thân tâm mà bước vào hoan lộ thênh thang ấy. Nước Thủy Giác ấy ở đâu? Nước ấy ở ngay trong chính chúng ta bằng sáu điều dẫn dụ đã nói trên .Cũng đừng nghĩ rằng “Phật tại tâm” hoặc “ Phật đâu có ở nơi xa-Trong tâm có Phật mà ta không tìm”.
Nếu cái tâm Ta bà ấy nhầy nhụa tội lỗi,che đậy bằng những hào nhoáng của thế gian thì chỉ có chúng ta mắc lừa lẫn nhau chứ chư Phật, chư Đại Bồ Tát làm sao mà mắc lừa nổi và làm sao mà chư Phật có thể trú ngụ trong những cái tâm như vậy.Muốn xác định điều này,chúng ra hãy chiêm bái Ngọc Xá Lợi -Vì khi chiêm bái, Ngọc sẽ phản ánh lại tâm tư,hiện rõ sự hiểu tánh bằng các màu sắc khác nhau.Ai chiêm ngưỡng,người đó sẽ tự cảm nhận được,và kết quả của sự cảm nhận được là lời giải đáp rất bí mật, rất riêng tư cho từng người (Nên chiêm bái vào ban ngày và cố tránh đừng để ảo giác chi phối).
Còn những ai khi chiêm bái Ngọc Xá Lợi (chiêm bái đúng cách)mà chưa nhận được những điều tốt đẹp,mầu nhiệm ở trên thì hãy nghiền ngẫm về chính mình.Chúng ta hãy thành tâm sửa chữa, sám hối ăn năn thì phước báu ấy lại được trổ sanh.Ai vì hiếu kỳ mà chiêm ngưỡng thì thiện pháp không sinh, sắc màu không ứng và nếu không nghiêm túc kiểm điểm lại chính mình,có hướng sửa chữa,khắc phục thì:
Dù cho bay vút lưng Trời Dù cho đáy biển trốn thời được đâu Dù cho núi thẳm hang sâu Không sao tránh khỏi quả sầu đã gieo